Những nghi thức Lễ Hằng Thuận trong đám cưới đạo Phật

Thứ hai - 26/12/2016 15:03
Lễ Hằng Thuận từ lâu được xem là cây cầu nối giữa đạo và đời. Theo giáo lý nhà Phật, đám cưới được coi là một vấn đề hoàn toàn có tính cách cá nhân chứ không phải là một nghĩa vụ tôn giáo. Vì vậy, nhiều cặp đôi đã chọn tổ chức ngày trọng đại của mình tại chùa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu các nghi thức có trong lễ Hằng Thuận.

Trước khi cử hành nghi thức cầu an Lễ thành hôn, từ trong chánh điện hai họ đứng theo hai hàng: nam giới đứng bên trái, nữ giới đứng bên phải, cô dâu chú rể đứng giữa. Đốt đèn nhang, xông trầm tiếp theo là thỉnh Chư tăng và vị chủ lễ. Lúc này đổ ba hồi chuông trống bát nhã khi vị chủ lễ niêm hương nơi bàn Tổ.

Mai Hong Phuc Le Hang thuan

Nghi thức diễn ra trong lễ Hằng thuận tại các chùa trong đám cưới đạo Phật


Sau đó nghi thức cầu an được diễn ra trang nghiêm mật niệm với những bài đảnh lễ:

  1. Chủ lễ tịnh tam nghiệp
  2. Niệm hương: gồm có bài Nguyện hương và Bạch Phật cầu nguyện
  3. Lễ Phật
  4. Tán hương cúng Phật

+ Chủ lễ đọc văn sái tịnh Khai chuông mõ Tán hương… Tiếp tán: Quán âm bồ tát diệu nan thù… Chủ lễ bưng chén nước đọc bài tụng.

Lưu ý: Khi làm lễ sái tịnh, vị chủ lễ chỉ dùng một bông hoa nhỏ chấm vào chén nước rồi điểm ngay trên đỉnh đầu của hai người, không nên rải nước nhiều như các nghi thức khác. Trong lúc sái tịnh, vị chủ lễ thầm niệm “án lam tóa ha” (3 lần), chấm nước (3 lần).

+ Sau bài tụng đọc lời cầu nguyện. Cô dâu chú rể đều quì, chú rể đọc trước, lời cầu nguyện tự viết lấy.

+ Lời khuyên khi trao nhẫn. Vị chủ lễ bảo hai trẻ quì, đến trước mặt tay cầm nhẫn nói lời khuyên:

*Về bản thân nói về tam quy

*Về gia đình:

Người chồng phải có năm bổn phận đối với người vợ.

– Phải biết tôn trọng vợ

– Không bất kính hay đối xử tệ bạc với vợ

– Phải chung thủy, trung thành với vợ

– Phải tin tưởng giao tài sản tiền bạc cho vợ quản lý

– Phải sắm đồ nữ trang cho vợ một khi  có điều kiện

Đồng thời Đức Phật cũng đã dạy người vợ phải làm tròn năm bổn phận đối với người chồng:

– Phải luôn làm tròn bổn phận trong nhà

– Phải vui vẻ tử tế với quyến thuộc bên chồng

– Phải luôn chung thủy với chồng

– Giữ gìn cẩn thận đồ trang sức và luôn coi sóc của cải đồ dùng trong nhà

– Luôn siêng năng, không bao giờ trút tháo công việc cho người khác

*Về xã hội: Quan hệ vợ chồng, gia đình, thân quyến khắn khít, sẽ giúp cho liên quan xã hội mật thiết. Ân Tam bảo, ân thầy bạn, ân cha mẹ, ân đất nước và chúng sanh là bốn ân người Phật tử phải làm tròn.

+ Trao nhẫn vị chủ lễ cầm hai chiếc nhẫn khuyên nhũ

Lưu ý: Khi trao nhẫn, vị chủ lễ không trực tiếp đeo mà bảo chú rể, cô dâu ngửa tay nhận và đeo cho nhau. Chờ đeo xong, tiếp tục khuyên nhủ.

5. Tụng tiêu tai, tự quy, hồi hướng:

+ Tiêu tai cát tường thần chú

+ Nguyện an lành

+ Tự quy

+ Hồi hướng

Ở mỗi nơi, trình tự hoặc các phần trong những bài nghi lễ có đôi chút gia giảm, khác nhau, nhưng nhìn chung đây là những nghi thức căn bản của một buổi lễ Hằng Thuận trong đám cưới đạo Phật

Trong đám cưới theo đạo Phật, Lễ Hằng Thuận là nghi thức tôn giáo vô cùng tốt đẹp cho đời sống hôn nhân và hạnh phúc gia đình của Phật tử, nó đã mang lại nguồn cảm hứng “sống đạo” rất sâu lắng giữa đời thường. Không chỉ mang lại cho đôi vợ chồng trong ngày cưới, buổi lễ  mang luồng sinh khí tươi sáng lành mạnh và thánh thiện mà cho tất cả những ai tham dự.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây